Thứ 2 - Chủ Nhật: 8:00 AM - 5:00 PM

vplshoaanbp@gmail.com

0768.359.149

QUY ĐỊNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN

Mục lục
    Trong quá trình lao động, mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động luôn tiềm ẩn những xung đột và mâu thuẫn do sự khác biệt về lợi ích, nhận thức và cách thức thực hiện hợp đồng lao động. Khi những mâu thuẫn này không được giải quyết kịp thời và thỏa đáng, sẽ dẫn đến các tranh chấp lao động cá nhân – một hiện tượng phổ biến và có xu hướng gia tăng trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng phát triển.

    Trong quá trình lao động, mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động luôn tiềm ẩn những xung đột và mâu thuẫn do sự khác biệt về lợi ích, nhận thức và cách thức thực hiện hợp đồng lao động. Khi những mâu thuẫn này không được giải quyết kịp thời và thỏa đáng, sẽ dẫn đến các tranh chấp lao động cá nhân – một hiện tượng phổ biến và có xu hướng gia tăng trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng phát triển.

    Việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân không chỉ giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên mà còn góp phần xây dựng môi trường làm việc ổn định, hài hòa và bền vững. Bài viết này tập trung phân tích những quy định pháp luật hiện hành, thực tiễn giải quyết và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý tranh chấp lao động cá nhân tại Việt Nam.

    QUY ĐỊNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN
    QUY ĐỊNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN

    Khi xảy ra tranh chấp lao động giữa cá nhân với chủ doanh nghiệp, thường cá nhân sẽ nộp đơn khởi kiện ra tòa án, tuy nhiên không phải trường hợp nào tòa án cũng thụ lý giải quyết ngay mà phải thông qua thủ tục hòa giải, căn cứ điều 188. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động theo luật lao động năm 2019 như sau:

    1. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

    – Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, ví dụ người lao động vi phạm các lỗi như đánh bạc, trộm cắp.. bị sa thải, người lao động nghỉ 5 ngày ngày trong 30 ngày không có lý do chính đáng bị đơn phương chấm dứt hợp đồng.

    – Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, ví dụ trợ cấp thất nghiệp cho lao đông chưa được tham gia bảo hiểm thất nghiệp, mỗi năm làm việc được trả 0.5 tháng tiền lương (mức lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc), trợ cấp mất việc làm khi doanh nghiệp cơ cấu, thay đổi mỗi năm làm việc là 1 tháng lương (mức lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc)…

    – Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động, ví dụ người sử dụng lao động không trả lương cho người giúp việc.

    – Về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, vi dụ quy định pháp luật người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội 18%, bảo hiểm y tế 3%, bảo hiểm thất nghiệp 0.5%, tổng cộng 21.5% nếu doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội dưới mức này đã phát sinh tranh chấp.

    – Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ví dụ người lao động gây ra lỗi vi phạm có mức thiệt hại dưới 10 lần mức lương cơ sở, hiện mức lương cơ sở 2.340.000 đồng, thiệt hại dưới 23.400.000 đồng thì người lao động không phải chịu trách nhiệm bồi thường, nếu doanh nghiệp yêu cầu người lao động bồi thường là đã sai quy định pháp luật dẫn đến tranh chấp.

    – Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại, ví dụ tranh chấp giữa công nhân của công ty A nhưng làm cho công ty B.

    2. Thời gian giải quyết:

    – Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu  Ủy ban nhân dân là đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và có trách nhiệm phân loại, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải, ví dụ phòng lao động Thương binh, Xã hội quận, huyện nhận được đơn yêu cầu hòa giải trong thời gian 05 ngày phải giải quyết theo quy định

    – Nội dung đơn yêu cầu hòa giải lao động bao gồm các nội dung sau:

    – Phần tiêu đề: Yêu cầu Hòa Giải về tranh chấp lao động về chi phí đào tạo.

    – Phần chủ thể yêu cầu: Thông tin về họ tên, căn cước, địa chỉ, điện thoại.

    – Phần nội dung: Trình bày đầy đủ các sự kiện chính.

    – Phần yêu cầu: Yêu cầu cụ thể hòa giải tranh chấp lao động về vấn đề gì, ví dụ như tranh chấp chi phí đào tạo.

    3. Quyền và nghĩa vụ của các bên:

    – Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải, ví dụ không có thời gian hoặc không nắm được uy định pháp luật có thể ủy quyền cho luật sư tham gia thay cho mình.

    4. Nghĩa vụ của hoà giải viên lao động:

    – Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp, ví dụ hòa giải viên phải giải thích người lao động, doanh nghiệp đúng sai ở điểm nào, đề xuất hướng giải quyết các bên ra sao.

    5. Kết quả buổi hòa giải:

    – Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

    – Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

    – Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.

    6. Nghĩa vụ của Hòa giải viên lao động:

    – Gửi bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.

    7. Quyền của các bên sau khi nhận biên bản hòa giải:

    – Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

    8. Trường hơp hết thời hạn hòa giải:

    – Các bên tranh chấp có quyền lựa chọn yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Trên đây là những quy định của pháp luật về tranh chấp lao động cá nhân, nếu thuộc trường hợp tranh chấp lao động cá nhân trên, người lao động nên lưu ý các bước hòa giải trên trước khi thực hiện việc khởi kiện ra tòa án.

                                                                    *-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

    📌Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, nếu quý vị có những thắc mắc hay các vấn đề cần giải đáp vui lòng liên hệ theo thông tin đính kèm.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA AN BPH

    Hotline : 0768.359.149

    Email: vplshoaanbp@gmail.com

    Website: LUẬT SƯ HÒA AN BPH (vplshoaan.com)

    Danh mục Dịch Vụ
    Tin liên quan
    0768.359.149 0768.359.149