Thứ 2 - Chủ Nhật: 8:00 AM - 5:00 PM

vplshoaanbp@gmail.com

0768.359.149

Một số kiến thức pháp luật cơ bản nhất mà ai cũng nên biết

Mục lục
    Pháp luật là các quy chuẩn để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội, nên tạm nhận định xã hội phức tạp như thế nào thì pháp luật sẽ phức tạp theo mức tương ứng. Nhưng dù có phức tạp như thế nào thì để tồn tại và giúp xã hội tiến bộ, mỗi người chúng ta cũng nên trang bị cho mình những kiến thức pháp luật cơ bản nhất.

    Pháp luật là các quy chuẩn để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội, nên tạm nhận định xã hội phức tạp như thế nào thì pháp luật sẽ phức tạp theo mức tương ứng. Nhưng dù có phức tạp như thế nào thì để tồn tại và giúp xã hội tiến bộ, mỗi người chúng ta cũng nên trang bị cho mình những kiến thức pháp luật cơ bản nhất.

    Trước tiên là để chấp hành pháp luật, không cản trợ sự vận hành, tiến bộ xã hội, sau đó là để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình.

    Bài viết này sẽ giải thích những thuật ngữ pháp lý, những quy định pháp luật theo cách dễ hiểu và “dân dã” nhất. Có một số khái niệm, quy định pháp luật cơ bản mà ai cũng cần hiểu, bao gồm (nhưng không giới hạn) như sau:

    1. Trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính

    Hiểu đơn giản là sống trong xã hội thì mỗi cá nhân đều phải có trách nhiệm với thế giới xung quanh.

    – Trách nhiệm dân sự:

    Là trách nhiệm của một người/tổ chức với một người/tổ chức khác. Trách nhiệm dân sự được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần.

    Ví dụ:

    Bạn gây tai nạn giao thông, gây thiệt hại phải bồi thường cho A, đó là trách nhiệm dân sự.

    Bạn lái xe tông đổ tường của công ty A, bạn phải bồi thường cho công ty A, đó là trách nhiệm dân sự.

    – Trách nhiệm hành chính:

    Là trách nhiệm của một người/tổ chức với Nhà nước. Trách nhiệm hành chính phát sinh khi cá nhân/tổ chức vi phạm quy định của nhà nước.

    Ví dụ: Pháp luật cấm người dưới 16 tuổi điều khiển xe gắn máy, bạn vi phạm thì bạn phải chịu trách nhiệm hành chính với nhà nước với mức xử phạt tương ứng theo quy định.

    – Trách nhiệm hình sự:

    Cũng là trách nhiệm của một cá nhân/pháp nhân với Nhà nước. Trách nhiệm hình sự phát sinh khi cá nhân/pháp nhân vi phạm quy định tại Bộ luật Hình sự.

    Sẽ có những câu hỏi đặt ra, là tại sao trong những phiên tòa hình sự lại nghe nhắc đến trách nhiệm dân sự?

    Bởi vì một hành vi pháp lý có thể dẫn đến 02 trách nhiệm phát sinh. Ví dụ một hành vi phạm tội như giết người, ngoài trách nhiệm hình sự là án tù hoặc tử hình phải chịu thì người thực hiện hành vi đó còn phải chịu trách nhiệm dân sự là bồi thường về thiệt hại tính mạng với hành vi mình đã gây ra. Hai trách nhiệm hình sự và dân sự ở đây là độc lập với nhau.

    2. Tố giác tội phạm, không phải là “kiện ra công an”

    Trong đời sống hằng ngày không ít trường hợp khi có phát sinh những hành vi có dấu hiệu của tội phạm hình sự, nhiều người dân hay dùng những từ như “kiện ra công an” “kiện cho đi tù”.

    Nhưng thực tế pháp luật không có khái niệm “kiện ra công an” “kiện cho đi tù”. Bởi khởi kiện là hành vi, thủ tục trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính. Còn để “ra công an” và để “cho đi tù” trong trường hợp kể trên thực tế là thủ tục “tố giác tội phạm”. Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, thì người dân tới cơ quan công an, Viện kiểm sát gần nhất để “tố giác tội phạm” chứ không phải là “kiện”.

    3. Công chứng và chứng thực:

    – Công chứng:

    Là Công chứng viên xác thực tính pháp lý cho giao dịch, hợp đồng…

    – Chứng thực:

    Là Công chứng viên/Cán bộ Tư pháp chứng thực bản sao giống với với bản chính, chứng thực chữ ký của người làm đơn đúng là của người đó.

    Ví dụ: Chứng thực bản sao CMND, Sổ hộ khẩu… không có khái niệm công chứng CMND, Sổ hộ khẩu…

    4. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất

    Đất đai theo quy định là thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước đại diện quản lý. Mỗi cá nhân/tổ chức nếu có chỉ có QUYỀN SỬ DỤNG. Cho nên không có giao dịch gọi là “Bán đất” mà thực tế là “Chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.

    5. Độ tuổi giao cấu

    Mặc dù kiến thức này đã được phổ cập khá rộng rãi nhưng vẫn còn nhiều sự nhầm lẫn. Sẽ có một số mốc tuổi lưu ý như sau:

    – Không phải 18 mà là 16 tuổi:

    Nếu một người từ đủ 16 tuổi (đã qua sinh nhật lần thứ 16) thì việc quan hệ tình dục một cách tự nguyện, không trao đổi vật chất là hợp pháp.

    – Với người dưới 16 tuổi:

    Dù có tự nguyện thực hiện hành vi giao cấu với người dưới 16 tuổi cũng là phạm pháp.

    – Với người dưới 13 tuổi:

    Dù có tự nguyện giao cấu thì hành vi cũng được xem là hiếp dâm.

    6. Ra đường phải mang giấy tờ tùy thân:

    Đó là CMND/CCCD/Hộ chiếu. Một trong 03 loại giấy tờ này phải luôn có bên người, đó là lý do tại sao gọi là “giấy tờ tùy thân”. Phải mang để tránh trường hợp khi cơ quan chức năng kiểm tra, không xác định được bạn là ai, ở đâu thì sẽ rắc rối, mất thời gian.

    Nếu đi xe máy/ô tô thì phải mang theo Cà vẹt xe, Giấy phép lái xe (bằng lái) và Bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

                                                                    *-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

    📌Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, nếu quý vị có những thắc mắc hay các vấn đề cần giải đáp vui lòng liên hệ theo thông tin đính kèm.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA AN BPH

    Hotline : 0768.359.149

    Email: vplshoaanbp@gmail.com

    Website: LUẬT SƯ HÒA AN BPH (vplshoaan.com)

    Danh mục Dịch Vụ
    Tin liên quan
    0768.359.149 0768.359.149